Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam những năm gần đây. Việc tìm hiểu rõ về ngành Quản trị kinh doanh giúp bạn định hướng nghề nghiệp tốt hơn trước khi quyết định chọn ngành, chọn trường theo học. Chúng ta sẽ từng bước tìm hiểu qua tất cả những thông tin cần thiết, qua đó giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành học này.
Quản trị kinh doanh là gì?
Khái niệm Quản trị kinh doanh là gì? được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Ra trường làm việc gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn từ Phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, quản lý, điều hành ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.
Các chuyên ngành
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
- Quản trị doanh nghiệp
- Quản trị Khởi nghiệp
- Quản trị Logistic
Kiến thức và kỹ năng đạt được
Kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp
Kỹ năng nhận diện cơ hội kinh doanh và đánh giá tiềm năng thành công của các cơ hội này, từ đó thiết lập và triển khai kế hoạch kinh doanh hợp lý
Được học các môn đầy bổ ích và hấp dẫn như: Quản trị và đàm phán đa văn hóa, Logistics, Giao tiếp trong kinh doanh, Entrepreneurship, Thương mại điện tử, Quản trị rủi ro, Nghệ thuật lãnh đạo, Quản trị vận hành công ty đa quốc gia, Quản trị nguồn nhân lực công ty đa quốc gia, Kế toán quản trị,…
Triển vọng nghề nghiệp
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh luôn dẫn đầu số lượng trên các trang web tuyển dụng, do đó lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh là một quyết định sáng suốt để có một nghề nghiệp rộng mở.
Cơ hội việc làm
Chuyên viên phụ trách việc xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị; tìm kiếm thị trường kinh doanh; kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoặc của doanh nghiệp do chính bạn tự tạo lập và điều hành
Chuyên viên làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau như phòng hành chính – nhân sự, phòng kinh doanh, phòng marketing,… tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ
Giảng viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Đăng ký Xét tuyển Đại học từ xa ngành Quản trị Kinh doanh
Những trường có dấu (*) bắt buộc phải nhập, Các trường văn bản phải nhập bằng tiếng Việt có dấu